Công ty TNHH tư vấn du học Camedu

Thắp sáng tương lai - Toả sáng ngày mai

Giữa dấu vân tay và não bộ có quan hệ với nhau như thế nào?

Thứ tư - 04/12/2019 02:44
Theo nghiên cứu về ngành Sinh trắc dấu vân tay đã có tuổi đời hơn 200 năm. Kết quả nghiên cứu này đã được áp dụng trong ngành nhân học, di truyền học, y học và thông kê giúp giải mã khả năng tiềm ẩn của con người.

Nghiên cứu y học đã xác nhận rằng sự hình thành dấu vân tay bắt đầu từ tuần thứ 13 và hoàn chỉnh vào tuần thứ 19 của thai kỳ. Trước đó,một bác sĩ người Mỹ đã phát hiện ra một trường hợp kỳ lạ ở một trẻ mới sinh,đứa bé này không hề có bộ não. Người ta cũng đã phát hiện ra một điều dấu vân tay có liên hệ mật thiết với bộ não, bởi vì cả hai cùng không tìm thấy trong thời điểm này.

Dựa trên những cơ sở nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học phát hiện ra có sự liên kết tương quan giữa lớp trung bì (là lớp nằm ở giữa lớp da bề mặt của vân da tay với lớp hạ bì nằm phía trong) với các tế bào thần kinh trên bề mặt vỏ não.

Tay trái não phải - Tay phải não trái
Tay trái não phải - Tay phải não trái

Theo tính chất điều phối chéo giữa hai bán cầu não đối với hai nửa thân, các nhà khoa học đã tìm ra quy luật 10 dấu vân tay trên 2 bàn tay là tấm bản đồ phản ánh cấu trúc từng phần của trí não tương ứng theo hướng điều khiển chéo. Cụ thể như sau:

  • Ngón cái bàn tay trái liên hệ với vùng trước trán bên phải chi phối khả năng lãnh đạo;
  • Ngón trỏ bàn tay trái liên với vùng trán bên phải chi phối khả năng tưởng tượng;
  • Ngón giữa bàn tay trái liên hệ với vùng đỉnh bên phải chi phối khả năng vận động thô;
  • Ngón áp út bàn tay trái liên hệ với vùng thái dương bên phải chi phối khả năng cảm nhận tiếng ồn, giai điệu trầm bổng, âm thanh réo rắt;
  • Ngón út bàn tay trái liên hệ với vùng chẩm bên phải chi phối khả năng cảm nhận hình ảnh 3D, cảm nhận cái đẹp và màu sắc;
  • Ngón cái bàn tay phải liên hệ với vùng trước trán bên trái chi phối khả năng tổ chức quản lý;
  • Ngón trỏ bàn tay phải liên hệ với vùng trán bên trái chi phối khả năng suy luận logic;
  • Ngón giữa bàn tay phải liên hệ tới vùng đỉnh bên trái chi phối khả năng vận động tinh;
  • Ngón áp út bàn tay phải liên hệ với vùng thái dương bên trái chi phối khả năng về ngôn ngữ;

Nếu như, hầu hết chúng ta có rất ít thông tin cũng như cảm nhận không rõ ràng về tài năng và điểm mạnh của chính bản thân mình. Thay vào đó, chúng ta đươc định hướng bởi cha mẹ, thầy cô, các nhà quản lý, các phương tiện truyền thông, đồng nghiệp, bạn bè. Từ đó chúng ta lại vô tình khai thác điểm yếu của mình và sống cuộc sống bình thường mà lãng quên đi điểm mạnh và tài năng của mình.  

Liệu cứ như thế mà tiếp tục lập lại từ thế hệ  này qua thế hệ khác khiến chúng ta tự hạn chế năng lực, khả năng  của bản thân, thay vì ngày càng trau dồi và vươn xa những năng lực của bản thân. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Du học nổi bật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây